TIÊU CHUẨN TÁI CHẾ TOÀN CẦU – GRS

Vấn đề tái chế ở Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề này chính phủ đã đưa ra khái niệm “Tiêu dùng xanh” trong Chiến lược về tăng trưởng xanh (tháng 9 năm 2012). Hiện tại có hai cách để có thể hướng đến tiêu dùng xanh và định hướng sản xuất xanh cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đó là đổi mới công nghệ và tái sử dụng, tái chế chất thải. Việc đổi mới công nghệ có lẽ vẫn còn là một thách thức đối với Việt Nam mặc dù thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Mặt khác, việc tái sử dụng và tái chế chất thải để tăng nguồn tài nguyên cho nền kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có đủ nguồn lực và có một bộ tài liệu hướng dẫn để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.

Tiêu chuẩn GRS là gì?

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu (Global Reclycled Standard – GRS) được phát triển lần đầu bởi Chứng nhận Liên minh Kiểm soát (CU) năm 2008 và kể từ ngày 01/01/2011 quyền sở hữu tiêu chuẩn này đã chính thức được chuyển cho Hiệp hội Textile Exchange. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các công ty sản xuất hoặc kinh doanh các sản phẩm tái chế. Tiêu chuẩn áp dụng cho các công đoạn chế biến, sản xuất, đóng gói, dán nhãn, kinh doanh và phân phối tất cả các sản phẩm được sản xuất với thành phần tối thiểu 20% vật liệu tái chế. Tiêu chuẩn cũng áp dụng cho chuỗi cung ứng đầy đủ và xác định địa chỉ nguồn gốc, nguyên tắc môi trường, các yêu cầu xã hội và dán nhãn.

Mục tiêu của tiêu chuẩn GRS

  • Xác định hàm lượng tái chế trong sản phẩm
  • Cung cấp cho người tiêu dùng (cả thương hiệu và người tiêu dùng cuối cùng) một công cụ để đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Giảm tác động có hại của sản xuất đến con người và môi trường.
  • Đảm bảo rằng các sản phẩm được xử lý bền vững hơn.
  • Tăng tỷ lệ nội dung tái chế trong sản phẩm cao hơn.

Điểm mạnh của tiêu chuẩn GRS

  • Vật liệu được xác minh để đáp ứng định nghĩa ISO về tái chế. Cả tài liệu trước khi tiêu dùng và sau khi tiêu dùng đều được chấp nhận.
  • Các đối tượng chịu tác động của tiêu chuẩn GRS phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và xã hội. Các hóa chất có khả năng gây hại không được phép sử dụng trên các sản phẩm GRS.
  • Chứng nhận đảm bảo rằng danh tính của vật liệu tái chế được duy trì: từ người tái chế đến sản phẩm cuối cùng.
  • Tổ chức chứng nhận chuyên nghiệp của bên thứ ba kiểm tra từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng.
  • Các sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu có thể được dán nhãn với biểu tượng GRS.
  • GRS được quản lý với đầu vào của các nhà tái chế, nhà cung cấp, thương hiệu và nhà bán lẻ từ mọi nơi trên toàn cầu.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn GRS

GRS phiên bản 4.0 sẽ thay thế cho GRS phiên bản 3.0 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Trong phiên bản mới này đề cấp đến 4 phần chính:

Phần A – Thông tin chung

  1. Định nghĩa
  2. Tài liệu tham khảo
  3. Nguyên tắc chứng nhận GRS
  4. Yêu cầu về nguyên liệu tái chế
  5. Yêu cầu về chuỗi cung ứng

Phần B – Yêu cầu xã hội

  1. Chính sách xã hội
  2. Yêu cầu xã hội

Phần C – Yêu cầu về môi trường

  1. Hệ thống quản lý môi trường
  2. Yêu cầu về môi trường

Phần D – Yêu cầu về hóa chất

  1. Quản lý hóa chất GRS
  2. Các chất hóa học bị hạn chế trong GRS

 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT THÊM THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ GRS CŨNG NHƯ CÁC TIÊU CHUẨN KHÁC TẠI ĐÂY

ĐẾN VỚI ICOC KHÁCH HÀNG LUÔN NHẬN ĐƯỢC HỖ TRỢ TỐT NHẤT?

– Với dịch vụ tư vấn chứng nhận GRS của ICOC, doanh nghiệp sẽ được chuyên gia tư vấn theo sát hỗ trợ mọi thủ tục, hoàn thành đầy đủ hồ sơ cần thiết đạt chứng nhận GRS.

– Đội ngũ chuyên gia tư vấn kinh nghiệm, tận tâm, năng lực chuyên môn cao đảm bảo doanh nghiệp đạt chứng nhận GRS một cách nhanh chóng.

– Với quy trình làm việc tối ưu, hạn chế các chi phí phát sinh trong quá trình làm việc, ICOC cung cấp đến khách hàng dịch vụ với chi phí hợp lý nhất.

Liên hệ ngay để ICOC tư vấn và đào tạo chứng nhận RCS.

Thông tin liên hệ : 

Điện thoại : 0902252440 – 0965738470 (Mr.Phát)

Email : info@chungnhanphuhop.com

Facebook: www.facebook.com/chungnhanphuhopquocte/

Tags :
GRS/RCS,Thông báo
Chia sẻ:
error: Content is protected !!