TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

ISO22000_ICOC

TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Thực phẩm hiện nay đang có xu hướng áp dụng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm chứng minh khả năng tuân thủ ATTP cho người tiêu dùng tin tưởng. Một trong số đó là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

ISO 22000:2018

ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.

TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành là kết quả của sự phát triển và tích lũy kinh nghiệm từ việc áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Codex – Cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng vào năm 1963.

ISO 22000 được ra mắt lần đầu vào năm 2005 với tư cách là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Hiện nay, phiên bản 2018 là phiên bản của tiêu chuẩn iso 22000 mới nhất được công bố năm 2018.

BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000 BAO GỒM : 

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 hiện hành bao gồm các tiêu chuẩn cốt lõi sau đây:
– ISO 22000: 2015: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực phẩm.

– ISO 22001: Hướng dẫn áp dụng iso 9001: 2000 cho ngành thực phẩm và đồ uống (thay thế isso 15161:2001)

– ISO/TS 22002- 1:2009: Các chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm – phần 1: sản xuất thực phẩm ISO/TS 22002- 2:2013: Các chương trình điều kiện tiên quyết về an toàn thực phẩm – phần 2: phục vụ ăn uống.

– ISO/TS 22002-3:2011: Các chương trình điều kiện tiên quyết về an toàn thực phẩm – phần 3: Trang Trại ISO/TS 22002-4:2013: Các chương trình điều kiện tiên quyết về an toàn thực phẩm – phần 4: Đóng gói thực phẩm

– ISO/TS 22003:2013: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dành cho các cơ quan cung cấp dịch vụ đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– ISO/TS 22004:2014: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Hướng dẫn áp dụng iso 22000: 2005

– ISO 22005:2007: Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi thức ăn và thực phẩm – các nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với thiết kế và triển khai hệ thống ISO 22006: Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn áp dụng

– Hệ thống ISO 22000 cũng được sử dụng trong chương trình chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (fssc) FS22000.

– FS22000 là chương trình được phê duyệt sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI).

TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018?

Tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp

– Áp dụng ISO 22000:2018 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cung cấp ổn định các loại thực phẩm an toàn hoặc sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến thực phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hành và quy định của pháp luật.

– Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 cung cấp cơ sở và nguyên tắc để giải quyết các nguy cơ có thể gây mất an toàn thực phẩm.

– Giảm chi phí cho việc nộp phạt, bồi thường hoặc thu hồi sản phẩn phẩm.

– Chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng để tạo dựng lòng tin nơi khách hàng và các đối tác.

– Thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất, kinh Doanh.

ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

– Tất cả các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô và vị trí địa lý đều có thể sử dụng bộ tiêu chuẩn ISO 22000.

– Cụ thể, các nhà sản xuất và chế biến, nhà cung cấp dịch vụ, nhà điều hành vận tải và nhà thầu phụ, kho bãi và phân phối, cửa hàng bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, cũng như các tổ chức liên quan chặt chẽ như nhà sản xuất thiết bị, bao bì, sản phẩm tẩy rửa, phụ gia và thành phần đều là đối tượng của tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

NGUYÊN TẮC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THEO TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ ?

– Sự tồn tại của các mối nguy trong quy trình sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ chuỗi thực phẩm là rất cần thiết. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đề cập tới các nguyên tắc quản lý sau đây:

  1. Hướng vào khách hàng: Người tiêu dùng là đối tượng sử dụng thực phẩm nên quy trình sản xuất, kinh doanh phải đề cao yêu cầu của người sử dụng, tức là hướng vào khách hàng. Thực phẩm phải đảm bảo chất lượng và an toàn với người sử dụng.
  2. Sự lãnh đạo: Để xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn không thể thiếu sự lãnh đạo của ban quản lý. Lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức phải có trách nhiệm cam kết và tuyên bố về sự tuân thủ để dẫn dắt tổ chức theo đúng quy định.
  3. Sự tham gia của mọi người : Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ không thể phát huy hiệu quả tối đa nếu như không có sự chung tay góp sức của mỗi thành viên. Vì nguy cơ có thể tiềm ẩn trong mọi công đoạn sản xuất nên mọi thành viên đều cần hiểu và tuân thủ các quy định đã được ban hành.
  4. Tiếp cận theo quá trình: Trong hệ thống ISO 22000:2018 hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cách tiếp cận theo quá trình là xác định một cách hệ thống và quản lý các quy trình cùng tương tác của chúng để đạt được kết quả mong muốn. Kết quả ở đây được hiểu là sự phù hợp với chính sách an toàn thực phẩm và định hướng chiến lược của tổ chức. Tổ chức có thể thực hiện nguyên tắc này bằng cách sử dụng chu trình PDCA kết hợp với tư duy dựa trên rủi ro để nắm bắt cơ hội và ngăn chặn các hệ quả không mong muốn.

5. Cải tiến: Không chỉ cần duy trì thế mạnh mà tổ chức phải nỗ lực cải tiến không ngừng. Cải tiến không chỉ để làm tốt hơn so với quá khứ mà còn là để đáp ứng sự thay đổi của tình hình thực tế để tránh trở nên lạc hậu. Thực hiện cải tiến hiệu quả sẽ giúp tổ chức không dậm chân tại chỗ mà không luôn tiến về phía trước.

6. Quyết định dựa trên bằng chứng: Không vội vàng đưa ra quyết định, không quyết định theo ý chí chủ quan, mọi quyết định đều phải được đưa ra dựa trên bằng chứng, tức là dựa vào thực tế khách quan hoặc kiến thức khoa học đã qua kiểm chứng, như vậy mới đảm bảo được tính chính xác, phù hợp và khả thi của quyết định.

7. Quản lý mối quan hệ: Doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải chú trọng tới quan hệ giữa tổ chức với khách hàng, quan hệ giữa tổ chức với các bên liên quan và cả quan hệ của các thành viên trong hệ thống. Đảm bảo xem xét và quản lý những mối quan hệ này một cách hài hòa, giảm thiểu sự xung đột về mặt lợi ích.

NỘI DUNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?

  1. Phạm vi áp dụng
  2. Tài liệu viện dẫn
  3. Thuật ngữ và định nghĩa
  4. Bối cảnh của tổ chức

– Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh của tổ chức: Tổ chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ liên quan đến mục đích của tổ chức và ảnh hưởng của chúng đến khả năng đạt được kết quả dự kiến của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan: Tổ chức phải xác định, xem xét và cập nhật thông tin có liên quan đến các bên quan tâm và yêu cầu của họ theo hệ thống iso 22000

– Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Tổ chức phải xác định ranh giới và khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Phạm vi phải xác định cụ thể các sản phẩm và dịch vụ, quá trình và địa điểm sản xuất được đưa vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì, cập nhật và cải tiến liên tục HTQL ATTP, bao gồm các quá trình cần thiết và tương tác giữa các quá trình, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

  1. Lãnh đạo Sự lãnh đạo và cam kết: Đảm bảo chính sách và mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với định hướng chiến lược của tổ chức; đảm bảo các nguồn lực cần thiết; Đảm bảo tích hợp các yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vào các quá trình hoạt động chủ chốt của tổ chức; Truyền đạt đầy đủ các thông tin cho nhân viên; Đảm bảo đánh giá, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– Chính sách: Thiết lập và truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm

– Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn: Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan được xác định, truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức; Trưởng nhóm an toàn thực phẩm phải hỗ trợ Lãnh đạo cao nhất trong việc triển khai các hoạt động và báo cáo lại kết qyar thực hiện; Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm báo cáo các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho người được chỉ định.

  1. Hoạch định Giải quyết các nguy cơ và nắm bắt các cơ hội

Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu Hoạch định các thay đổi: Khi cần thiết phải thay đổi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm cả những thay đổi về nhân sự

  1. Công tác hỗ trợ

– Các nguồn lực: Nhận sự; Cơ sở hạ tầng; Môi trường làm việc; Các yếu tố phát triển bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; Kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ được bên ngoài cung cấp

– Năng lực: Xác định năng lực của thành viên tổ chức và các bên liên quan và đảm bảo năng lực của những đối tượng này phù hợp với hệ thống; Cần triển khai đào tạo và đánh giá năng lực khi cần thiết Nhận thức: Tổ chức phải đảm bảo các thành viên của mình có nhận thức đầy đủ về chính sách, mục tiêu, những gì cần làm và hậu quả của việc không tuân thủ

– Truyền thông: Trao đổi thông tin với bên ngoài và nội bộ

– Thông tin dạng văn bản: Tạo và cập nhật văn bản; Kiểm soát thông tin dạng văn bản

  1. Vận hành

– Hoạch định và kiểm soát hoạt động: Thiết lập tiêu chí; Kiểm soát theo tiêu chí; Lưu trữ thông tin dạng văn bản để chứng minh sự tuân thủ.

– Chương trình tiên quyết (PRP): Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì và cập nhật PRP để ngăn ngừa hoặc giảm chất ô nhiễm (bao gồm cả mối nguy về an toàn thực phẩm) trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc.

– Hệ thống truy xuất nguồn gốc: xem xét mối liên quan của các lô nguyên vật liệu, thành phần và sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng; Xác định được quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

– Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp: Cập nhật các yêu cầu luật định; Duy trì trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài; Hành động kịp thời; Kiểm tra thủ tục định kỳ; Lưu trữ hồ sơ sau sự cố.

– Kiểm soát mối nguy: Các bước sơ bộ để phân tích mối nguy; Phân tích mối nguy; Xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát; Kế hoạch kiểm soát mối nguy.

– Cập nhập thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: các đặc tính của nguyê.zn liệu, thành phần và vật liệu tiếp xúc với sản phẩm, sản phẩm cuối cùng. Mục đích sử dụng, lưu đồ và mô tả các quá trình và môi trường sản xuất.

– Kiểm soát việc giám sát và đo lường: Tổ chức phải cung cấp bằng chứng cho thấy các phương pháp đo và phương pháp giám sát và thiết bị sử dụng đã phù hợp cho các hoạt động giám sát và đo lường liên quan đến PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy.

– Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: Thẩm tra; Phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra.

Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình: Khắc phục; Hành động khắc phục; Xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn; Thu hồi.

  1. Đánh giá hiệu suất Giám sát, đo, phân tích và đánh giá

– Tiến hành đánh giá nội bộ

– Xem xét của lãnh đạo về đầu vào và đầu ra

  1. Cải tiến

– Sự không phù hợp và hành động khắc phục

– Cải tiến liên tục

– Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

– Một khi Doanh Nghiệp, Cơ Sở Sản Xuất thực phẩm của bạn đã áp dụng hệ thống ISO 22000 sẽ được khách hàng, đối tác nhìn nhận rằng doanh nghiệp, cơ sở thực phẩm có khả năng quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế. Đây cũng là cách doanh nghiệp có thể tạo lợi thế cạnh tranh và dễ dàng được chấp nhận hơn khi muốn thực hiện thương mại quốc tế, đặc biệt là khi muốn tiếp cận các thị trường khó tính.

–  Ngoài ra, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 đem lại tiêu chuẩn hóa tất cả các hoạt động từ quản lý tới sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp.Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác về quản lý an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS…

Tại ICOC khách hàng luôn nhận được hỗ trợ tốt nhất

Tiết kiệm thời gian, hiệu suất cao: 

– Mặc dù doanh nghiệp có thể tự tìm hiểu và đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 nhưng mất nhiều thời gian để tìm hiểu mà chưa chắc đã đạt chứng nhận. Điều này có thể là khó khăn với các doanh nghiệp không có kinh nghiệm xử lý giấy tờ.

– Với dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 của ICOC, doanh nghiệp sẽ được chuyên gia tư vấn, theo sát hỗ trợ mọi thủ tục, hoàn thành đầy đủ hồ sơ và tăng xác suất được chấp nhận tham gia ISO 22000:2018.

Đội ngũ tận tâm, chuyên môn cao:

– Đội ngũ chuyên gia tận tâm, năng lực chuyên môn cao luôn theo sát các quy trình đăng ký ISO 22000:2018, hỗ trợ doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000:2018.

Chi phí dịch vụ hợp lý:

– Với quy trình làm việc tối ưu, đội ngũ giàu kinh nghiệm, ICOC cung cấp đến khách hàng dịch vụ tối ưu với chi phí hợp lý nhất.

Đăng ký tư vấn tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại đây để được ICOC tư vấn áp dụng thành công, đạt chứng nhận.

Thông tin liên hệ : 

Điện thoại : 0965738470 (Mr.Phát)

Email : info@chungnhanphuhop.com

Tags :
ISO 22000:2018
Chia sẻ:
error: Content is protected !!