NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH TRONG ISO 45001 SO VỚI OHSAS 18001

ISO45K_ICOC

Những thay đổi chính trong ISO 45001 so với OHSAS 18001

ISO 45001 áp dụng Cấu trúc mức cao ISO (High Level Structure), phổ biến cho tất cả các tiêu chuẩn ISO. Một số thay đổi trong ISO 45001 so với OHSAS 18001 được gây ra bởi High Level Structure thông thường và một số thay đổi cụ thể về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp.

Vì ISO 45001 hiện đã được ban hành nên tiêu chuẩn OHSAS 18001 sẽ sớm hết hiệu lực. Các công ty phải chuyển đổi sang tiêu chuẩn mới trước tháng 3 năm 2021. ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo việc nâng cao khả năng tương thích với các tiêu chuẩn khác, chẳng hạn như ISO 9001 và 14001. Giúp cho việc áp dụng và tích hợp vào hệ thống quản lý dễ dàng hơn, tăng giá trị cho các doanh nghiệp

Nếu bạn đã và đang áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001, bạn sẽ nhận ra hầu hết các yêu cầu tương đương với ISO 45001. Tuy nhiên, có khá nhiều thay đổi từ OHSAS 18001 mà bạn phải chuẩn bị để chuyển đổi và tuân thủ theo ISO 45001.

Những thay đổi chính trong ISO 45001

Bối cảnh của tổ chức (Context of the organization): Chương 4.1, các vấn đề bên ngoài và bên trong, giới thiệu các điều khoản mới để xác định và giám sát có hệ thống về bối cảnh của tổ chức

Người lao động và các bên quan tâm khác (workers and other interested parties): Chương 4.2 giới thiệu việc quan tâm và thấu hiểu các nhu cầu và mong đợi cho người lao động và các bên quan tâm khác và sự tham gia của người lao động. Điều này nhằm xác định và hiểu các yếu tố cần được quản lý thông qua hệ thống quản lý.

Lãnh đạo và cam kết (Leadership and commitment): Được đề cập trong chương 5.1, ISO 45001 nhấn mạnh hơn vào lãnh đạo cao nhất trong việc tích cực tham gia và chịu trách nhiệm về tính hiệu lực của hệ thống quản lý.

Quản lý rủi ro và cơ hội (Risks and opportunities): Được mô tả trong các chương 6.1.1, 6.1.2.3, 6.1.4, các công ty phải xác định, xem xét và, khi cần thiết, phải thực hiện hành động để giải quyết bất kỳ rủi ro hoặc cơ hội nào có thể ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) đến khả năng của hệ thống quản lý để cung cấp kết quả dự kiến của nó, bao gồm cả việc nâng cao sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.

Mục tiêu và hoạch định để thực hiện mục tiêu (Objectives and planning to achieve them): Chương 6.2, tăng cường tập trung vào các mục tiêu là các động lực cho các cải tiến (chương 6.2.1, 6.2.2) và đánh giá kết quả hoạt động (chương 9.1.1).

Các yêu cầu mở rộng liên quan đến:

  • Sự tham gia, tham vấn và tham gia của người lao động – Participation, consultation and participation of workers (5.4)
  • Trao đổi thông tin – Communication (7.4): Được cụ thể hơn đối với cơ chế trao đổi thông tin, bao gồm cả việc xác định những gì trao đổi thông tin, khi nào và như thế nào
  • Mua hàng – Procurement, bao gồm các quy trình thuê ngoài và nhà thầu (8.1.4)
Tags :
Thông báo
Chia sẻ:
error: Content is protected !!